KEMBEBI CHỐNG NẺ

KEMBEBI CHỐNG NẺ

KemBebi chống nẻ là sản phẩm có sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (sự kết hợp giữa chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng tức thì và kéo dài, cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại các tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé. Sản phẩm không chứa corticoid và paraben, đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

KEMBEBI CHỐNG NẺ

Một tuýp KemBebi chống nẻ có chứa các thành phần:

Hydrafence gồm Chiết xuất mầm gạo (Amylopectin) và Chiết xuất Tảo biển đỏ (Lithothamnion Calcareum Extract); Dầu bơ (Persea americana fruit extract); Vitamin E; Squalane

Chiết xuất Cúc La Mã (Chamomilla recutita extract), Allantoin, D-panthenol

                    Dầu bơ

                  Cúc La Mã

                 Tảo biển đỏ

 

KemBebi chống nẻ – Cân bằng độ ẩm, giảm khô nẻ cho da bé

  1. Dưỡng ẩm nhanh và kéo dài: KemBebi chống nẻ với sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần thảo dược thiên nhiên, có công dụng dưỡng ẩm sâu và kéo dài, giúp cân bằng độ ẩm cho da bé, giảm tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ gây khó chịu cho bé trong mọi thời tiết.
  2. Tạo lớp rào chắn ngăn sự mất nước: Sản phẩm KemBebi chống nẻ phù hợp với ngay cả làn da nhạy cảm nhất của các bé, giúp bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, đồng thời tác động sâu hơn vào da để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.
  3. Thành phần dịu nhẹ: Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của các thành phần thiên nhiên nổi bật như: Chiết xuất Cúc La Mã, hạt gạo trắng và Tảo biển đỏ không gây kích ứng, giữ cho làn da của bé luôn mềm mịn và khỏe mạnh.

Tham khảo cách dùng Kembebi chống nẻ chuẩn và tốt nhất cho da bé

  • Làm sạch và lau khô da, lấy 1 lượng kem vừa đủ bôi nhẹ nhàng lên vùng da cần chăm sóc. Ngày bôi 2-3 lần.
  • Có thể bôi kem hằng ngày kể cả khi da bé không bị khô nẻ để giúp nuôi dưỡng và duy trì làn da khỏe mạnh.

BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 300C.

SỐ CBMP: 130/20/CBMP-BN

Câu hỏi thường gặp

Tháng 9,10 là thời điểm giao mùa, nóng lạnh thất thường cộng với mưa nhiều, ẩm ướt, thuận lợi cho các loại côn trùng sinh sôi. Hầu hết vết muỗi đốt trẻ em, sưng, ngứa bố mẹ thường thoa nước hoa, dầu gió, thậm chí cả nước miếng hoặc chú quan để vết đốt tự khỏi. Tuy nhiên đây lại là sai lầm nghiêm trọng khiến tổn thương da con càng tệ, thậm chí còn tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 

Tại sao muỗi đốt lại gây ngứa?

Khi con muỗi tiếp cận với da người, nó sẽ dùng vòi chọc qua da và bắt đầu hút máu. Trong khi muỗi hút máu, tuyến nước bọt của nó sẽ tiết ra giúp cho quá trình hút máu dễ dàng hơn. Bởi vì trong nước bọt của muỗi có chứa một chất kháng đông. Chính chất kháng đông này làm cho máu của người bị đốt trở nên loãng và chúng có thể lấy máu dễ dàng.

Chất kháng đông trong nước bọt của muỗi là một vật thể lạ đối với cơ thể của con người. Vì vậy khi vào trong cơ thể nó sẽ kích hoạt hệ miễn dịch tiết tra một chất có tên Histamin. Chính chất Histamin sẽ khiến cho da bị sưng phù, viêm và cảm giác ngứa.

Muỗi đốt khiến trẻ bị ngứa và gây nên cảm giác khó chịu

Hầu hết những vết muỗi đốt là những nốt tròn nhỏ, nổi trên bề mặt da và có màu hồng hay đỏ. Trong một số trường hợp, bạn có thể nhìn thấy chấm nhỏ ở trung tâm của vết đốt. Đó là vị trí vòi muỗi cắm vào da và hút máu. Trẻ em thường bị phản ứng nặng nề hơn người lớn khi bị muỗi đốt. Lúc này vết đốt trên da đứa trẻ to hơn, sưng hơn, đỏ hơn và có thể bị nổi hạch.

Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng, tổn thương. Đó là lí do chỉ cần bị muỗi chích một nốt nhỏ cũng khiến vùng da mẩn đỏ, viêm tấy và trẻ bị muỗi đốt cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh truyền nhiễm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét…

Muỗi đốt có nguy hiểm hay không?

Thông thường các vết muỗi đốt chỉ biểu hiện sưng đỏ và ngứa ít. Ngoài trừ trường hợp muỗi đốt ở trẻ em có thể trầm trọng hơn thì hầu hết các vết đốt không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi bị muỗi đốt không chỉ là những vết đốt ở trên da. Loài muỗi là loại côn trùng trung gian truyền một số bệnh có thể gây nguy hiểm. Muỗi có thể mang vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng bên trong tuyến nước bọt của chúng. Khi đốt người, nó sẽ truyền những vi rút gây bệnh vào máu người thông qua tuyến nước bọt.

Muỗi đốt thường không quá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ

Các bệnh nguy hiểm mà muỗi gây truyền nhiễm cho người đó là:

  • Sốt xuất huyết
  • Vi rút Zika
  • Sốt rét
  • Viêm Não
  • Sốt vàng da

Mẹo trị muỗi đốt ở trẻ nhỏ từ kinh nghiệm dân gian

Khoai tây

Khoai tây có chứa các enzym rất hữu ích trong việc mờ dần các vết sẹo tối màu. Ngay khi con bị muỗi đốt, các mẹ nhớ dùng khoai tây, cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên.

Nước chanh

Vắt nước chanh rồi thoa lên các nốt màu thâm đen do bị muỗi đốt và massage vào cùng da bị vết thâm do muỗi đốt của bé. Vitamin C có trong chanh sẽ giúp tẩy trắng da tự nhiên, giúp da mọc lại và chữa lành vết sẹo một cách nhanh chóng. Lưu ý nếu vết muỗi đốt của bé bị xước da thì không nên dùng chanh.

Kem đánh răng

Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

Đá lạnh

Nhiệt độ lạnh của đá viên sẽ giúp giảm sưng và làm dịu da. Chú ý không để trực tiếp đá lạnh lên da mà dùng túi chườm để đựng. Các bạn có thể đặt túi chườm lên vết đốt trong vòng vài phút và lặp lại một vài lần.

Mẹ có thể dùng đá lạnh làm giảm sưng ngứa do muỗi đốt ở trẻ

Mật ong

Tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm của mật ong không chỉ tốt cho dạ dày, làm đẹp da mà còn hữu ích trong điều trị các bệnh về da cũng như trị muỗi đốt ở trẻ.

Khi trẻ bị muỗi đốt sưng, mẹ chỉ cần nhỏ 1-2 giọt mật ong nguyên chất lên vùng da này, sau đó rửa lại cho bé với nước sạch. Cần lưu ý, chỉ nên dùng mật ong chuẩn không nên sử dụng mật ong không rõ nguồn gốc hoặc được canh từ đường.

Nha đam

Công dụng của nha đam cũng là kháng viêm và làm dịu da. Dùng gel nha đam bôi lên vết muỗi đốt sẽ giúp nó mau lành.

Nha đam giúp kháng viêm và làm dịu da khi trẻ bị muỗi đốt

Hành tây

Đây là loại củ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có vết muỗi đốt. Cắt một lát hành tây và đặt lên vết đốt trong vài phút và rửa sạch da ngay sau đó.

Baking soda

Đây là thành phần dễ tìm thấy trong bếp của nhiều gia đình. Các bạn có thể trộn một muỗng baking soda với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó bôi lên vết đốt trong vòng 10 phút và rửa lại với nước sạch.

Ngoài các loại trên, mẹ cũng có thể chọn loại kem trị vết muỗi cắn cho bé. Một số lưu ý mẹ cần biết chọn đúng loại để vừa trị vết muỗi cắn cho con vừa đảm bảo an toàn cho bé, tránh trường hợp gây ngộ độc cho chính người sử dụng:

Mẹ có thể sử dụng KemBebi ngay khi bé bị muỗi đốt
  • Kem chống muỗi phải có thành phần tự nhiên, không màu và không cồn, đã được kiểm nghiệm trên da và đảm bảo không gây kích ứng.
  • Thành phần KHÔNG chứa DEET (Diethyltolumide) bởi với hàm lượng trên 10%, DEET có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh trung ương của bé, nặng hơn là có thể ảnh hưởng trực tiếp lên cả hệ hô hấp và tim mạch. 

Phòng ngừa muỗi đốt ở trẻ em

Vì muỗi là loài có thể truyền các bệnh gây nguy hiểm cho con người nên ba mẹ cần phòng ngừa không để muỗi đốt. Chúng ta có thể hạn chế muỗi đốt bằng cách ngăn không cho muỗi sinh sôi nảy nở. Đồng thời bảo vệ cơ thể không cho muỗi tiếp cận. Ba mẹ có thể thực hiện một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả sau đây:

Mẹ cùng tham khảo cách để bảo vệ bé khỏi muỗi đốt dưới đây nhé
  • Phát quang bụi rậm xung quanh nhà là nơi trú ngụ của muỗi
  • Không để nước tù đọng xung quanh nhà
  • Đậy kín các đồ vật chứa nước để muỗi không đẻ trứng
  • Thả cá bảy màu để diệt lăng quang
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày
  • Mặc quần áo sáng màu vì muỗi dễ bị thu hút bởi các màu tối
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh thu hút muỗi qua mùi mồ hôi
  • Bôi thuốc chống muỗi
  • Khi đến những vùng nhiều muỗi như rừng rậm cần trang bị quần áo dài tay, nón và giày bảo hộ

Ngoại trừ trường hợp muỗi đốt ở trẻ em có thể trầm trọng hơn thì hầu hết các vết đốt sẽ không gây nguy hiểm. Các vết đốt nhẹ có thể nhanh chóng được chữa khỏi chỉ với các mẹo vặt thực hiện tại nhà. Muỗi là loài côn trùng có thể truyền các bệnh gây nguy hiểm cho con người thông qua nước bọt của chúng.

Hiện tượng chàm sữa (viêm da cơ địa thể chàm) ở trẻ sơ sinh là một trong các bệnh ngoài da thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với các trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng về sau, tuy nhiên khi bị chàm sữa trẻ thường có các cảm giác khó chịu.

Chàm sữa là gì?

Theo thống kê, có tới 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải chàm sữa trong những năm tháng đầu đời. Phổ biến là vậy, nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý, thậm chí không biết con đang mắc phải chàm sữa nên đã áp dụng sai cách chữa. Chính vì sự thiếu hiểu biết này đã dẫn tới nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Chàm sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi. Lứa tuổi khởi phát bệnh từ 1 tháng tuổi đến 2 tuổi và có trường hợp bé < 1 tháng tuổi. Theo thống kê có khoảng 90% trẻ đến 5 – 7 tuổi sẽ tự khỏi bệnh, chỉ một số ít trẻ phát triển bệnh đến tuổi trưởng thành. Là một trong các dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng, bệnh chàm sữa ở trẻ em không lây nhiễm và cũng không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến cơ thể cùng sức khỏe của trẻ. 

Chàm sữa xuất hiện khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến các dị ứng nguyên, vi khuẩn xâm nhập vào lại tiếp tục làm rối loạn hệ miễn dịch. Nó làm cho da trẻ nhỏ trở nên khô và ngứa hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa, nhưng có những nguyên nhân chính sau:

Tiếp xúc với yếu tố dị nguyên

Bệnh nhân tiếp xúc với dị ứng nguyên nhiều như thức ăn, cơ địa dị ứng sữa bò, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với thú nuôi, chăn ga gối.

Chăn ga gối ẩm mốc cũng là nguyên nhân gây nên chàm sữa cho trẻ

Trong đó, có các nguồn như nấm mốc, bụi… ở chăn, gối, nệm, khăn trải giường…Ngoài ra, còn có các thức ăn như sữa, trứng hoặc cách cho con bú, nhiễm khuẩn…đều có thể gây ra bệnh chàm sữa.

Theo thống kê có đến 30-40% trẻ bị chàm sữa có liên quan đến dị ứng đạm bò (thường gặp ở trẻ bú sữa công thức hoặc mẹ có ăn thức ăn chứa nhiều đạm bò như thịt bò, phô mai, sữa)

Yếu tố di truyền

Đây cũng là một trong những khả năng gây bệnh chàm sữa, cụ thể, bố mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng… thì bé sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Chăm sóc da không đúng

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng những triệu chứng của chàm là do mất vệ sinh nên trong lúc tắm liên tục kỳ cọ hoặc dùng sữa tắm, chất tẩy rửa có độ kiềm cao cũng làm bệnh chàm nặng hơn.

Thời tiết

Vào mùa đông khô, lạnh hoặc lạm dụng điều hòa cũng khiến khô da, da mất nước.

Chế độ ăn không đúng

Một số thức ăn của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến da của bé như: Sữa bò, hải sản, ăn nhiều trứng trong tuần.

Chế độ ăn rất ảnh hưởng đến tình trạng chàm sữa của trẻ

Biểu hiện chàm sữa ở trẻ em

Rất nhiều bà mẹ hay nhầm lẫn bệnh chàm sữa ở trẻ với một số bệnh viêm da khác như chốc chàm, vảy phấn trắng nên sử dụng nhiều loại thuốc, dẫn đến da ngày càng bị viêm nhiễm mà không thể dứt hẳn. Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết để các bậc phụ huynh có biện pháp xử lý kịp thời:

Chàm sữa thường ở 2 bên má của trẻ và lan rộng ra toàn mặt
  • Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má, ở khắp mặt, có thể lan sang các vùng khác như tay, chân. Biểu hiện ban đầu là những nốt mẩn đỏ, các mụn nước li ti, da bé bị khô hay tróc vảy.
  • Khi bị chàm sữa các bé thường mất ngủ, quấy khóc, có cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy. Các mụn nước rất ngứa, nếu gãi quá mạnh có thể dẫn đến vỡ tương, gây đau rát hoặc chảy máu.

Những lưu ý trong điều trị chàm sữa cho trẻ nhỏ

Nếu bị chàm sữa, nhất là ở trẻ sơ sinh mà không kịp thời chữa trị có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh nên quan tâm và để ý nếu con có các biểu hiện của chàm và có cách điều trị hợp lý với những lưu ý dưới đây:

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, nếu bé có triệu chứng quá nặng thì mẹ nên cho bé đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Mẹ không nên dùng kháng sinh khi không cần thiết
  • Hạn chế tắm bằng xà phòng, thay vào đó nên tắm bằng nước ấm để giúp bé đỡ ngứa hơn, tránh vi khuẩn. Có thể tham khảo các loại lá tắm dân gian cho bé như: lá trầu không, lá chè xanh, lá kinh giới, lá khế… Khi sử dụng lá tắm cho bé cần đảm bảo nguồn gốc lá tắm an toàn, sử dụng đúng cách, tránh gây kích ứng cho bé.
  • Nên cho bé mặc các loại vải mềm, bằng các chất liệu bông, tránh các loại quần áo, khiến da bé bị bí, khó chịu.
Nên mặc đồ mềm và thoáng mát cho trẻ
  • Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Nơi ở của bé cần có độ ẩm cần thiết, tránh cho trẻ tiếp xúc với thú cưng, chó mèo. Nên thay tã thường xuyên, tránh để lâu gây ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Đối với trẻ dùng sữa mẹ, cần hạn chế một số thực phẩm để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ dành cho bé: Đồ ăn giàu chất tanh ( tôm, cua, cá..); Đồ ăn nhiều dầu mỡ; Đồ ăn cay nóng.

Chàm sữa trẻ em là bệnh phổ biến, do đó cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu  cũng như lưu ý mà bài viết trên đã chia sẻ  để có cách chăm sóc trẻ và xử lý  đúng cách. Hãy liên hệ tới hotline 0977333940… để được các dược sĩ của Kem bebi tư vấn và giải đáp nhanh nhất  cho bé các mẹ nhé!

KemBebi chống nẻ  là sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (kết hợp chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng dưỡng ẩm tức thì và kéo dài cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé.
KemBebi bôi da đa năng cho bé với chiết xuất cây thông cùng nhiều thành phần khác mang lại tác động toàn diện, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đồng thời KemBebi đa năng ngăn ngừa thâm sẹo hiệy quả cho bé.
KemBebi được tiếp thị và phân phối bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong. Địa chỉ Lô B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập: Website: http://duoctinphong.com/product-category/my-pham/ Hotline: 0981297090 Số XNCB: KemBebi: 66/20/CBMP-BN – KemBebi chống nẻ: 130/20/CBMP-BN (*) 

Chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ, tuy không lây lan từ người này sang người khác nhưng lại rất khó chữa và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt làn da của trẻ lại vô cùng mỏng manh nên việc sử dụng lá tắm từ tự nhiên vừa an toàn, vừa hiệu quả được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay những lời khuyên từ chuyên gia ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Lá chè xanh cho bé bị chàm sữa

Do có chứa các hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG),  epicatechin, epicatechin gallate và flavanol; các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, canxi, mangan, thiamine (B1), Niacin (B3), Riboflavin (B2), vitamin C… Chính vì vậy, chè xanh được nhiều chuyên gia khuyên các mẹ sử dụng để nấu nước tắm cho con trị chàm sữa.

Lá chè xanh rất tốt trong việc làm mát da và cải thiện tình trạng rôm sảy, chàm sữa cho bé

Các mẹ có thể thực hiện các bước sau:

  • Sử dụng một nắm lá chè xanh, rửa sạch, vò nát và đun với nước sôi.
  • Cho vào nồi với 1 lít nước và đun sôi.
  • Chờ cho nước nguội, các mẹ dùng khăn bông mềm chấm lấy nước chè và chấm nhẹ lên vùng da bị chàm sữa ở con.
  • Phần nước chè còn lại mẹ dùng để tắm cho con.

Tích cực áp dụng cách làm này 1 – 2 lần trong tuần, sau một thời gian, mẹ có thể quan sát thấy các đốm ban đỏ hồng trên người con lặn dần, da không bị khô và rỉ nước. Trẻ cũng hết ngứa ngáy, ngủ ngon hơn và không quấy khóc.

Lá trầu không cho bé bị chàm sữa

Trước đây, mặc dù chưa có sự công nhận của y học hiện đại nhưng lá trầu không đã góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, mụn nhọt,… Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không chứa rất nhiều các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, các chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại và các tế bào nấm. Chính vì vậy, lá trầu không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm sữa như: Tấy đỏ, mẩn ngứa, mụn nước rất tốt. Nếu mẹ đang băn khoăn bé bị lác sữa sữa tắm lá gì tốt và an toàn nhất thì tuyệt đối đừng bỏ qua lá trầu không nhé!

Lá trầu không giúp bé cải thiện tình trạng chàm sữa rất tốt

Thực hiện như sau:

  •  Rửa sạch lá trầu không nhiều lần với nước.
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu…
  • Vớt lá trầu không ra rồi dùng tay vò nát, sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 5-10 phút.
  • Pha nước lá trầu không với nước lạnh sao cho vừa đủ ấm để tắm cho bé.

Thực hiện tắm cho bé 1 lần/ngày sẽ giúp làm sạch da, chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ chàm sữa hiệu quả.

Lá ổi cho bé bị chàm sữa

Lá ổi tuy không quá xa lạ với bạn nhưng chắc hẳn cách chữa chàm sữa cho con bằng lá ổi không phải ai cũng biết. Ngoài tính hiệu quả được người xưa công nhận, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các thành phần chứa trong lá ổi như vitamin K, axit guajavalic, tanin, axit maslinic, có alpha-limonen,… ngoài tác dụng giải độc, cầm máu còn có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả.

Lá ổi giúp kháng viêm, kháng khuẩn giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa

Hướng dẫn sử dụng lá ổi tắm cho bé:

  • Hái một nắm lá ổi và loại bỏ những lá bị rầy, rửa sạch.
  • Vò nát lá ổi cho vào ấm nước rồi đun sôi trong vòng 10 phút.
  • Sau đó đổ nước ra thau và chờ nước nguội tắm cho bé.

Áp dụng cách này mỗi ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi triệu chứng chàm sữa khỏi hẳn.

Lá cây kinh giới cho bé bị chàm sữa

Nếu được hỏi trẻ bé bị chàm sữa tắm lá gì để cải thiện bệnh, các chuyên gia sẽ không ngần ngại mà đưa ra đáp án đó là tắm nước lá cây kinh giới. Sở dĩ kinh giới được dùng để chữa bệnh chàm sữa ở con, bởi trong lá cây có chứa nhiều tinh dầu và thành phần hóa học có công dụng tích cực trong việc điều trị bệnh chàm sữa. Hơn thế nữa, hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm của kinh giới có tác dụng giúp làm sạch da, giảm ngứa. Đặc biệt hơn, kinh giới có nguồn gốc thảo dược tự nhiên lành tính nên khá an toàn với làn da mẫn cảm của trẻ. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm mà sử dụng thuốc để trị bệnh cho con.

Lá kinh giới tắm cho trẻ rất tốt

Cách chữa trị như sau: 

  • Dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng vài phút rồi vớt ra để ráo.
  • Sau đó, xay nhuyễn lá cây kinh giới, lấy cả phần bã và nước cho vào chậu đựng nước sôi.
  • Chờ nước nguội bớt, chị em dùng nước này tắm cho con. Trong quá trình tắm, dùng bã chà xát lên da cho trẻ nhưng không được chà quá mạnh tránh gây tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lan rộng.

Các mẹ nên thực hiện đều đặn hàng ngày cho bé để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất. 

Các nguyên tắc tắm lá cho trẻ bị chàm sữa mẹ cần nhớ

Các loại lá trên đều giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm sữa ở con. Tuy nhiên, bệnh chàm sữa rất khó chữa trị dứt điểm và hiệu quả trị chàm sữa của các loại lá tắm này trên cơ sở khoa học vẫn chưa được giới y khoa khẳng định. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, các mẹ nên đặc biệt chú ý những điểm sau:

  • Không nên dùng các loại lá bị sâu chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng để tắm cho trẻ. Bởi đây đều là các tác nhân khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
  • Không dùng lá không rõ nguồn gốc tắm cho con, tránh tồn dư lưu lượng thuốc sâu và chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh.
  • Nếu da trẻ bị chảy nước, mưng mủ hoặc có vết thương hở, không nên áp dụng phương pháp tắm lá cho con.
  • Khi điều trị chàm sữa cho con bằng các loại lá nếu thấy bệnh không thuyên giảm mà vết chàm ngày càng lan rộng, bạn nên ngưng sử dụng và đưa con đến ngay bệnh viện. 
Mẹ cần thận trọng khi sử dụng lá tắm cho bé

Bên cạnh việc sử dụng tắm lá cho bé, một trong những mẹo nhỏ vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ, lại vừa an toàn dịu nhẹ được các chuyên gia khuyên dùng chính là sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như Kem bebi. Kem bebi là sản phẩm kem bôi da đa năng cho bé với sự kết hợp độc đáo của Phytopin (chiết xuất cây thông) giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Sản phẩm từ thiên nhiên, không chứa corticoid và paraben, đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tắm lá chính là một trong những giải pháp đơn giản giúp làm giảm tình trạng chàm sữa ở trẻ đúng không các mẹ. Hy vọng với những thông tin về các loại lá tắm cho trẻ sẽ giúp mẹ có thêm những lựa chọn trong việc tắm cho các bé. Nếu mẹ còn bất kỳ những băn khoăn nào cần giải đáp xoay quanh các vấn đề của trẻ có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 0977 333 940 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và giải đáp nhanh nhất. 

KemBebi chống nẻ  là sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (kết hợp chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng dưỡng ẩm tức thì và kéo dài cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé.
KemBebi bôi da đa năng cho bé với chiết xuất cây thông cùng nhiều thành phần khác mang lại tác động toàn diện, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đồng thời KemBebi đa năng ngăn ngừa thâm sẹo hiệy quả cho bé.
KemBebi được tiếp thị và phân phối bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong. Địa chỉ Lô B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập: Website: http://duoctinphong.com/product-category/my-pham/ Hotline: 0981297090 Số XNCB: KemBebi: 66/20/CBMP-BN – KemBebi chống nẻ: 130/20/CBMP-BN (*) 

Da bị khô nứt nẻ, luôn đỏ ửng, ngứa, rát, có khi còn nứt thành vệt, chảy máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải vào mùa đông lạnh và hanh khô. Ở trẻ em, tình trạng này còn khiến các bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Ba mẹ hãy cùng KemBebi tìm hiểu những cách trị khô, nẻ da bé  dưới đây để chăm sóc bé tốt nhất nhé.

Vì sao da bé bị khô, nẻ?

Hàng ngày da của chúng ta cần một lượng nước nhất định để luôn giữ cho các tầng mô cơ da cơ quan đầy đặn và không bị khô. Cơ thể luôn có sự mất nước từ bên trong qua da, vào mùa đông lạnh giá, thời tiết khô hanh, hoặc khi ở lâu trong phòng điều hòa, sự mất nước này lại càng tăng mạnh, vì vậy da thường khô, dễ nứt nẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già, thậm chí loét môi miệng.

Trời càng lạnh thì da càng khô hơn, đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi trời lạnh. Hơn nữa do trời lạnh nên ai cũng ngại uống nước, thường đợi khát mới uống, nên lượng nước cung cấp cho da cũng ít, đó là lý do khiến da càng dễ bị nẻ hơn.

Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng khô da ở trẻ

Với trẻ em, do da trẻ chưa có lớp bã nhờn và sự đàn hồi da còn kém bởi hệ thống sợi collagen non nớt nên khả năng chống chọi với mọi tác hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn.

Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tình trạng nẻ ở trẻ em thường nặng hơn. Khi da bị khô nẻ, lớp thượng bì trên cùng trở nên thô, nhăn nheo, đôi khi bong hàng lớp tế bào da chết trông như da bị mốc, nhiều trường hợp da trông xù xì. Một số người có thể bị ngứa nhẹ.

Cách phòng tránh khô, nẻ da  bé vào mùa lạnh

Cách chăm sóc làn da cho bé

Để giảm khô, nẻ da bé trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút.

Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần thiên nhiên cho bé.

Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt, đèn sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.

Chọn quần áo mềm mịn cho bé mỗi ngày

Nguồn nước máy chứa nhiều Clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm).

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.

Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.

Xoa kem dưỡng da cho bé: Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.

Các dấu hiệu ba mẹ nên đưa bé bị nẻ đi khám

Cha mẹ cần để ý bé để nếu cần thiết có thể đưa bé đến cơ sở y tế nếu tình trạng khô da không cải thiện
  • Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé.
  • Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé.
  • Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức.

Những lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa khô, nẻ cho bé

Phòng ngừa và điều trị khô, nẻ da bé không khó nếu mẹ chú ý hơn khi chăm sóc da cho bé hàng ngày. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ.

Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường. Vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn.

Nước tắm cho bé cần là nước ấm vừa phải

Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn côn trùng cắn đốt. Cần xem trọng việc bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da bằng cách ăn nhiều rau quả tươi.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các bà mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da. Tuy nhiên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

KemBebi đang là sản phẩm được rất nhiều bà mẹ tin dùng nhờ thành phần an toàn – lành tính không gây hại cho da trẻ  nhờ sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (sự kết hợp giữa chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) đem lại tác dụng toàn diện giúp làm mềm và liền da đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

KemBebi chống nẻ là sự lựa chọn thông minh dành cho mẹ khi bé bị khô nẻ da

Hy vọng với những thông tin mà KemBebi vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức trong việc khắc phục khô, nẻ da bé. Nếu mẹ vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc có thể liên hệ đến số hotline 1800 9229 (miễn cước) để được các dược sĩ của KemBebi tư vấn nhanh nhất mẹ nhé. 

KemBebi chống nẻ  là sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (kết hợp chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng dưỡng ẩm tức thì và kéo dài cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé.
KemBebi bôi da đa năng cho bé với chiết xuất cây thông cùng nhiều thành phần khác mang lại tác động toàn diện, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đồng thời KemBebi đa năng ngăn ngừa thâm sẹo hiệy quả cho bé.
KemBebi được tiếp thị và phân phối bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong. Địa chỉ Lô B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập: Website: http://duoctinphong.com/product-category/my-pham/ Hotline: 0981297090 Số XNCB: KemBebi: 66/20/CBMP-BN – KemBebi chống nẻ: 130/20/CBMP-BN (*) 

Hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nước dãi, bệnh tay chân miệng, nấm miệng… Sau đây KemBebi sẽ chia sẻ cho ba mẹ một vài nguyên nhân cũng như cách xử trí mà bé nhà mình ngay khi gặp phải!

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị nổi mẩn quanh miệng

Nước bọt

Tình trạng nước bọt thừa bám vào khu vực quanh miệng có thể gây mẩn ngứa, kích ứng tại vùng mặt ở trẻ. Phần lớn trẻ em đều gặp phải dạng phát ban này trong những năm tháng đầu đời, nhất là trẻ trong giai đoạn mọc răng.

Bé bị nổi mẩn có thể do nước bọt bé tiết ra gây nên viêm
  • Nguyên nhân: Làn da mỏng, nhạy cảm của trẻ luôn trong trạng thái ẩm ướt và thường xuyên cọ xát với gối là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng trên. Trong một số trường hợp, phát ban do do nước bọt sẽ khiến cho da trẻ bị nhiễm trùng, gây chốc lở.
  • Biện pháp xử lý: Phát ban do chảy nước bọt không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Cách khắc phục (và phòng ngừa) tốt nhất là sử dụng các sản phẩm có khả năng tăng cường hàng rào kháng khuẩn cho trẻ trước khi ngủ vào ban đêm, chẳng hạn:
  • Lau sạch da trẻ trước khi ngủ,
  • Bôi vaseline hoặc kem dưỡng ẩm.
  • Để phòng mẩn đỏ trên da, bạn nên giữ da trẻ thật khô thoáng. Dùng yếm lau nước dãi để ngăn phát ban lan xuống ngực. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng. Không chà xát mạnh lên vết mẩn đỏ để tránh trầy xước da hoặc khiến bé bị đau. Khi trẻ ngủ, đặt cạnh bé khăn hút nước dãi.

Nấm miệng 

Nấm miệng là một trong những thủ phẩm phổ biến gây mẩn ngứa, nổi mẩn quanh miệng. Bệnh phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 6 tháng tuổi và trẻ trong độ tuổi mới biết đi.

Mẹ không nên chủ quan với nấm miệng khi trẻ có dấu hiệu mẩn đỏ quanh miệng
  • Nguyên nhân: Sự phát triển quá mức của nấm men Candida albicans là nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ. Loại nấm men xuất hiện trong đường tiêu hóa, miệng nhưng lại chịu sự kiểm soát của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ở đối tượng trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên nấm trên dễ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Ngoài ra, đây cũng có thể là tác dụng phụ của việc điều trị một số loại kháng sinh.
  • Triệu chứng: Nứt ở góc miệng là triệu chứng bất kỳ trẻ nào cũng có thể gặp phải khi bị nấm miệng. Quan sát bên trong lưỡi, má, môi của trẻ sẽ thấy xuất hiện các mảng dày, màu trắng như phô mai. Cố làm sạch lớp trên sẽ thấy mô đỏ và dễ chảy máu. Các mảng trắng này không thể lấy đi và có thể tăng sinh về số lượng.
  • Biện pháp xử lý: Nấm miệng thường biến mất sau 1 – 2 tuần. Nếu bệnh khiến trẻ không thể ăn uống,bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, chuyên gia sẽ kê cho trẻ thuốc chống nấm để loại bỏ mảng trắng và tiêu diệt nấm gây bệnh. Đối với trẻ đủ tuổi ăn đặc, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ cho bé ăn sữa chua để bổ sung khuẩn.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện tượng khu vực quanh miệng cũng như tay, chân xuất hiện các vết loét, nổi mẩn quanh miệng đôi khi ảnh hưởng đến khu vực mông và chân. Đây là bệnh nhiễm trùng, có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc. Mặc dù các vết loét có thể gây đau đớn nhưng chúng thường biến mất không quá một tuần. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa hè và thu.

Nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể do bệnh chân – tay – miệng
  • Nguyên nhân: Nhiễm Virus entero là một trong những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng. Virus trên thường lây nhiễm qua qua ho, hắt hơi.
  • Triệu chứng: Người bị tay chân miệng thường xuất hiện các triệu chứng đau họng, mệt mỏi, sốt từ 38 – 39°C. Sau 1 – 2 ngày, các vết loét bắt dầu xuất hiện lên tay, chân, miệng và có thể lan đến mông, bàn chân.
  • Biện pháp xử lý: 
  • Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết loét, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Bố mẹ có thể điều trị bệnh tay chân miệng của trẻ tại nhà bằng cách kết hợp giữa thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Ba mẹ cần cho trẻ ăn uống nhiều đồ mát. Nên tránh cho bé ăn món chứa cồn, món cay nóng, có tính axit vì chúng có thể khiến cho trẻ đau đớn hơn. Thường xuyên nhắc trẻ rửa tay và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng bị nhiễm bệnh. Sử dụng thuốc điều trị tay – chân – miệng cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chốc lở

Bệnh chốc lở là một dạng nhiễm trùng da. Khi mới phát bệnh, vùng da quanh miệng trẻ xuất hiện các vết ngứa giống như loét nhưng một thời gian sau đó lại chuyển sang lớp mề đay có màu mật ong.

Chốc lở phổ biến ở đối tượng trẻ em vì các bé hay đưa tay lên gãi mỗi khi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh chốc lở ở trẻ

Vì là một dạng nhiễm trùng da nên chốc lở có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng bé gãi không tự chủ gây xước, rách da, chảy máu.

Bệnh lở môi (Cold Sores)

Lở môi còn được gọi là mụn rộp ở môi (cold sores) hay mụn nước ở miệng (fever blisters) là bệnh nhiễm trùng siêu vi phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết mụn rộp màu đỏ hoặc tím tại khóe miệng. Đây có thể là hệ quả việc của việc trẻ tiếp xúc thân mật (hôn) hoặc dùng chung đồ với những người lớn mắc các bệnh này.

Viêm họng do liên cầu khuẩn (Streptococcus)

Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn streptococcus gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ từ 5 – 15 tuổi.

Bên cạnh triệu chứng đau họng, khó nuốt, đau đầu, sưng đỏ amidan thì nhiều trẻ cũng xuất hiện triệu chứng phát ban quanh miệng và các vị trí khác trên cơ thể.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm do nhiễm virus Varicella Zoster (VZV). Bệnh hiếm gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh bởi các bé vẫn đang được bảo vệ bởi các kháng thể có trong sữa mẹ và thường gặp ở những đối tượng trẻ lớn tuổi hơn.

Bé bị thuỷ đậu có thể khiến nổi mẩn đỏ

Bệnh thủy đậu có biểu hiện ban đầu là da phát ban đỏ quanh miệng cũng như các vị trí khác trên cơ thể, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần điều trị tích cực và chăm sóc chu đáo. Ngược lại, nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm não…

Khi nhận thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa quanh miệng ở trẻ em

Để phòng mẩn ngứa, nổi mẩn  quanh miệng ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh da quanh miệng đúng cách. Nên sử dụng sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ, lành tính, không hương liệu và màu tổng hợp để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
  • Vệ sinh lưỡi của bé bằng dụng cụ chuyên dụng.
Vệ sinh miệng và lưỡi cho bé thường xuyên

Nếu trẻ thường xuyên bị mẩn ngứa quanh miệng, bố mẹ nên theo dõi, ghi chép lại sự việc xảy ra trước đợt phát bệnh, Điều này có thể hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa tái phát trong tương lai.Tình trạng ngứa quanh miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nguy hiểm. Trong trường hợp không xác định rõ nguyên nhân, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ một số thông tin về việc tại sao trẻ hay nổi mẩn quanh miệng, biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa cho từng trường hợp cụ thể. Nếu mẹ còn bất kỳ những thắc mắc nào về vấn đề nổi mẩn quanh miệng hãy liên hệ ngay đến số hotline 1800 9229 để được các Dược sĩ của KemBeBi tư vấn và giải đáp nhanh nhất. 

KemBebi chống nẻ  là sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (kết hợp chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng dưỡng ẩm tức thì và kéo dài cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé.
KemBebi bôi da đa năng cho bé với chiết xuất cây thông cùng nhiều thành phần khác mang lại tác động toàn diện, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đồng thời KemBebi đa năng ngăn ngừa thâm sẹo hiệy quả cho bé.
KemBebi được tiếp thị và phân phối bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong. Địa chỉ Lô B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập: Website: http://duoctinphong.com/product-category/my-pham/ Hotline: 0981297090 Số XNCB: KemBebi: 66/20/CBMP-BN – KemBebi chống nẻ: 130/20/CBMP-BN (*) 

 

Bệnh chàm da ở trẻ em là tình trạng viêm da dẫn đến các mảng da ngứa,đỏ có thể bị nứt hoặc có mụn nước. Tình trạng này gây khó chịu ở bất cứ nơi nào nó xảy ra, cho dù trên cánh tay, lưng hoặc ngay cả trên da mặt. Đối với trẻ nhỏ, bị chàm có cảm giác vô cùng khó chịu. Vì vậy, mẹ hãy theo dõi ngay cách xử lý chàm da trong bài viết dưới đây nhé. 

Triệu chứng chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm da ở trẻ thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.

Đôi khi, do các bé cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian. Bệnh chàm thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị, những vết chàm này có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

Chàm sữa xảy ra phổ biến ở hầu hết những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chàm bằng cách kiểm tra da của bé. Do đó, nếu bé có những triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ 

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra nhưng thường là do di truyền. Do đó, nếu có cha mẹ hoặc người thân từng bị bệnh chàm thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. 

Chàm không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó. Tuy nhiên, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển.

Vẫn chưa có kết quả cụ thể cho nguyên nhân chàm sữa ở trẻ

Đôi khi những vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng thức ăn hoặc các thành phần trong sữa mẹ. Những vết chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi da tiếp xúc với các chất kích thích như lông cừu hoặc hóa chất trong một số xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da và chất tẩy rửa. Ngoài ra, căng thẳng cũng là một trong những nguyên gây nên căn bệnh này.

Cách chữa chàm da ở trẻ nhỏ an toàn hiệu quả 

Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm da ở trẻ em, bạn cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tắm và giữ ẩm

Việc tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ em . Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước nóng để tắm cho bé vì điều này sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn. Một vấn đề cần chú ý là bạn nên sử dụng xà phòng để tắm và gội đầu cho bé, nhưng tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.

Luôn tắm, vệ sinh kỹ và giữ ẩm cho trẻ

Ngay khi tắm xong, bạn nên lau khô những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm. Khi da vẫn còn ẩm ướt, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da và ít nước hơn kem dưỡng da nên thường tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm. Bạn nên thử một ít kem dưỡng ẩm và chất làm mềm lên da bé trước để đảm bảo các chất này không gây kích ứng.

Giữ da luôn thoáng mát

Bạn nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không nên cho trẻ sơ sinh mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.

Sử dụng vải quần cotton và giữ da bé thoáng mát

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, bạn tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…

Dùng xà phòng giặt quần áo

Bạn hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải nhé.

Ngăn trầy xước da

Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bạn hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé dễ ngủ hơn.

Dùng nước lạnh

Khi cơn ngứa bộc phát, bạn hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.

Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cho trẻ

Những điều cần tránh đối với bé bị mắc chàm

  • Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho các vết chàm trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý cho bé mặc những trang phục phù hợp với thời tiết.
  • Nếu bệnh chàm bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để đối phó với tình trạng này.
  • Hãy để bé tránh xa khói thuốc lá.
  • Đừng để bé bị căng thẳng.
  • Chàm da ở trẻ em không phải là một phản ứng dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, ở một số bé, những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, sữa đậu nành, lúa mì, đậu phộng có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải bỏ những thức ăn này ra khỏi chế độ ăn uống của bé.
Lựa chọn các loại thực phẩm tốt để bổ sung cho trẻ

Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ. Các vi sinh có lợi này cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Vì thực phẩm chỉ chiếm 10% trong nguyên nhân gây ra căn bệnh chàm nên mẹ cũng nên chú ý chăm sóc da và các yếu tố khác.

Nếu chàm da ở trẻ em không giảm, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu nhi khoa để được khám và điều trị. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bé đang mắc bệnh này nhé! Để được hỗ trợ tư vấn bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1800 9229 ( miễn cước) để được các Dược sĩ KemBeBi tư vấn nhé. 

KemBebi chống nẻ  là sự kết hợp độc đáo của Hydrafence (kết hợp chiết xuất gạo và tảo biển đỏ) với tác dụng dưỡng ẩm tức thì và kéo dài cùng các dưỡng chất từ thiên nhiên, đem lại tác dụng dưỡng ẩm toàn diện cho làn da của bé.
KemBebi bôi da đa năng cho bé với chiết xuất cây thông cùng nhiều thành phần khác mang lại tác động toàn diện, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, mẩn ngứa ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Đồng thời KemBebi đa năng ngăn ngừa thâm sẹo hiệy quả cho bé.
KemBebi được tiếp thị và phân phối bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong. Địa chỉ Lô B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, độc giả truy cập: Website: http://duoctinphong.com/product-category/my-pham/ Hotline: 0981297090 Số XNCB: KemBebi: 66/20/CBMP-BN – KemBebi chống nẻ: 130/20/CBMP-BN (*) 

Videos

Bệnh viện Từ Dũ- Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Hướng dẫn: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh