Nẻ Da - Bebi Care https://bebicare.vn Yêu trọn làn da bé Mon, 16 Aug 2021 16:20:04 +0000 vi hourly 1 https://bebicare.vn/wp-content/uploads/2020/07/cropped-favicon-32x32.png Nẻ Da - Bebi Care https://bebicare.vn 32 32 Phân biệt các loại da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/phan-biet-cac-loai-da-o-tre-so-sinh-va-tre-nho.html https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/phan-biet-cac-loai-da-o-tre-so-sinh-va-tre-nho.html#respond Mon, 16 Aug 2021 16:20:04 +0000 https://bebicare.vn/?p=877 Làn da của bé vốn rất mong manh và dễ bị tổn thương. Mặc dù có cấu trúc giống như da của người lớn, nhưng các chức năng của da bé vẫn chưa được hoàn thiện. Da bé có đến 4 loại, mỗi loại sẽ có những cách chăm sóc khác nhau. Phân loại da […]

Bài viết Phân biệt các loại da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bebi Care.

]]>
Làn da của bé vốn rất mong manh và dễ bị tổn thương. Mặc dù có cấu trúc giống như da của người lớn, nhưng các chức năng của da bé vẫn chưa được hoàn thiện. Da bé có đến 4 loại, mỗi loại sẽ có những cách chăm sóc khác nhau. Phân loại da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm cần thiết giúp bố mẹ có hướng chăm da của bé đúng cách.

Đặc điểm da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Da em bé rất khác với da người lớn. Nó không chỉ mềm, mịn hơn mà còn có một mùi rất đặc trưng – “mùi da em bé” – khiến bạn luôn muốn âu yếm và ôm hôn bé mọi lúc mọi nơi:

  • Da của trẻ rất mỏng: Làn da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1⁄5 so với người lớn và có thể nhìn thấy các mạch máu nằm dưới da bé. Với làn da mỏng manh, cấu trúc da chưa ổn định, da bé rất dễ bị dị ứng hoặc chịu tổn thương bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài;
  • Da trẻ thường đỏ và nhăn nheo: Nguyên nhân vì ở trẻ sơ sinh, lớp mỡ dưới da của bé chưa được tích lũy nhiều nên da của trẻ không được căng mọng, các lớp biểu bì da xẹp xuống vì không được lớp mỡ nâng đỡ. Sau vài tuần, khi lớp mỡ dưới da hình thành, da bé sẽ hồng hào và trơn láng, bụ bẫm hơn;
  • Có nhiều lớp da mỏng màu trắng bong ra: Khi ở trong bụng mẹ, da của bé được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng, giúp bảo vệ bé trong môi trường nước ối. Khi bé được sinh ra, lớp màng trắng này bị cọ xát, khô và bong ra. Đây là tình trạng bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng;
Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khác nhau
  • Da trẻ sơ sinh có nhiều lông: Cùng với lớp màng màu trắng, lớp lông tơ mọc trên da của bé giúp bảo vệ trẻ trước các tác động của nước ối. Một số bé sẽ bị rụng gần hết lớp lông này khi còn ở trong bào thai nhưng cũng có bé sẽ ra đời với lớp lông này. Lớp lông này sẽ biến mất sau khi bé được khoảng 1 – 4 tuổi;
  • Mọc nhiều mụn sữa: Các lớp mụn sữa trên da bé có kích thước rất nhỏ, màu trắng giống như ngọc trai. Mụn sữa không nguy hiểm và có thể biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu sau 3 tháng mà mụn sữa trên da trẻ chưa biến mất thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra chính xác.

Lớp biểu bì của bé vẫn còn đang phát triển và sẽ hoàn thiện cho đến khi bé được khoảng 24 tháng tuổi. Da bé cũng có ít chất béo và độ pH hơn so với da người lớn, chính những điều này khiến cho làn da của bé cực kỳ mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần chú ý chăm sóc để làn da mỏng manh của bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng.

Các loại da thường gặp ở trẻ nhỏ

Chăm sóc da bé tưởng chừng là việc khá đơn giản nhưng lại khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối. Bởi đa phần, ít ai biết rằng bước đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là xác định xem da bé cưng nhà mình thuộc loại da nào và có những đặc điểm gì.

Thông thường, da em bé sẽ có 4 loại: da thường, da khô, da chàm thể tạng và da nhạy cảm. Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm riêng, chính vì vậy, việc xác định được da bé thuộc loại da nào sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc phù hợp nhất.

Da thường – Mềm mại và mịn màng

Da vốn được xem là một lớp màng giúp ngăn cách và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Không những vậy, với em bé, da còn cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cảm giác nên cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khi bé chào đời. Da thường là loại da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bé cưng nhà bạn sẽ sở hữu loại da này nếu có những đặc điểm sau:

Khi bé sở hữu làn da thường sẽ rất mịn màng và có độ đàn hồi tốt
  • Da bé mềm mại, mịn màng và độ đàn hồi tốt
  • Bé có một làn da hồng hào
  • Không có dấu hiệu bị khô, bong tróc hoặc ít khi bị nổi các đốm da đỏ
  • Ít khi bị kích ứng.

Da khô – Giữ ẩm thường xuyên

Da khô cũng là một loại da khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé cưng nhà bạn sẽ có làn da này nếu da của bé có các đặc điểm sau:

Bé bị da khô thường có biểu hiện thô ráp và bong tróc
  • Thô ráp
  • Thường xuyên bị bong tróc khi bị cọ xát
  • Hay xuất hiện các đốm da đỏ
  • Có các vết nứt nhỏ da.

Chàm thể trạng – Chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách

Theo nghiên cứu, làn da của bé thường mỏng hơn 20% so với làn da của bạn, chính vì vậy da bé rất dễ bị mất nước và khô. Với những bé có làn da dễ bị chàm, bạn cần phải chú ý chăm sóc nhiều hơn bởi da của bé rất dễ bị kích ứng so với những bé khác. Bé cưng nhà bạn sở hữu loại da chàm thể tạng nếu làn da của bé có những đặc điểm sau:

  • Da bé cực kỳ khô
  • Sần sùi và có những vết bong da
  • Các vết đỏ, khô và sần sùi xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt, ở các vùng da có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, đầu gối) và trên các chi (tay, cổ tay, mắt cá chân)
  • Da rất ngứa, đôi khi dẫn đến mất ngủ.

Da rất nhạy cảm – Hay bị dị ứng

Phần lớn trẻ sơ sinh đều có làn da rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng, có những bé sẽ có làn da còn nhạy cảm hơn so với những bé khác. Việc xác định làn da của bé có phải là da nhạy cảm hay không rất đơn giản. Những bé có loại da này sẽ rất dễ bị ửng đỏ và kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng có thể khiến da bé bị kích ứng. Điều này khiến bé dễ gặp phải các vấn đề sau:

Rất nhiều em bé có làn da nhạy cảm và dễ bị dị ứng
  • Hăm tã: là tình trạng viêm ở vùng da mặc tã, nguyên nhân có thể là do bé mặc tã ướt thường xuyên hoặc loại tã mà bé đang sử dụng có chứa chất gây kích ứng da.
  • Rôm sảy: Xuất hiện các mụn nhỏ, màu hồng ở những vùng dễ ra mồ hôi như cổ, vùng tã, nách và trán. Thời tiết ẩm có thể nguyên nhân gây ra vấn đề này. Những bé có làn da nhạy cảm thường dễ gặp phải tình trạng này mỗi khi vào mùa nóng.

Dựa vào cách phân biệt các loại da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở trên, hẳn các mẹ đã nắm được bé nhà mình thuộc loại da nào. Đối với từng loại da, việc chăm sóc là khác nhau nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Việc chăm sóc da bé ngay từ khi còn lọt lòng sẽ giúp bé có một làn da khỏe mạnh và tránh được các bệnh ngoài da sau này. Chúc các mẹ có một khoảng thời gian chăm con ý nghĩa!

Bài viết Phân biệt các loại da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bebi Care.

]]>
https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/phan-biet-cac-loai-da-o-tre-so-sinh-va-tre-nho.html/feed 0
Nẻ da ở trẻ sơ sinh? Mẹ ơi! Đừng quá lo lắng https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/ne-da-o-tre-so-sinh-me-oi-dung-qua-lo-lang.html https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/ne-da-o-tre-so-sinh-me-oi-dung-qua-lo-lang.html#respond Mon, 16 Aug 2021 13:15:33 +0000 https://bebicare.vn/?p=866 Hiện tượng nẻ da trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không hiểu bé bị thiếu chất gì hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và các mẹo cực đơn giản để giúp mẹ làm giảm nẻ da cho bé […]

Bài viết Nẻ da ở trẻ sơ sinh? Mẹ ơi! Đừng quá lo lắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bebi Care.

]]>
Hiện tượng nẻ da trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không hiểu bé bị thiếu chất gì hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và các mẹo cực đơn giản để giúp mẹ làm giảm nẻ da cho bé vào mùa đông này các mẹ cùng theo dõi nhé.

Tại sao da trẻ sơ sinh bị nẻ?

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa). Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra, lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng nên tình trạng nẻ da thường xuyên xảy ra

Ngoài ra, da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Và những tác động từ thời tiết, cách chăm sóc da không đúng cách sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nẻ. Da trẻ sơ sinh có cấu trúc rất mỏng manh vì lớp thượng bì của da chưa hình thành vì vậy da trẻ sơ sinh rất dễ mất nước. 

Thời tiết hanh khô đặc biệt vào mùa lạnh độ ẩm không khí thấp cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Việc để trẻ ở phòng máy lạnh thường xuyên cũng khiến da trẻ sơ sinh bị khô do thường xuyên ở trong không gian thiếu độ ẩm, khiến da mất nước và bị khô.

Cách vệ sinh tắm rửa cho trẻ sai cách như tắm nước quá nóng, tắm quá lâu và thường xuyên cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô da. 

Cách chăm sóc nẻ da trẻ sơ sinh mẹ cần nên biết 

Thông thường, hiện tượng nẻ da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Trẻ cũng chẳng cần dùng phấn, dầu hay nước giữ ẩm. Nếu da trẻ quá khô thì bạn có thể dùng chút chút dầu giữ ẩm hoặc thuốc mỡ loại không mùi để thoa lên những vùng da bị khô, giúp bé cải thiện độ ẩm trên da. Tuy nhiên, khi da bị khô bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, một số bé có thể quấy khóc, bạn nên dùng những biện pháp cơ bản để giúp bé có cảm giác dễ chịu hơn.

      Giảm số lần tắm cho bé

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị khô da, ba mẹ nên xem xét lại việc tắm của trẻ. Vì khi tắm nước quá nóng, thời gian tắm quá lâu khiến da trẻ bị mất nước, dẫn đến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn.

Mẹ cần giảm số lần tắm cho trẻ để tránh tình trạng khô da nặng nề hơn

Phụ huynh có thể giảm số lần tắm của trẻ sơ sinh lại như tắm cách ngày. Những ngày bé không tắm ba mẹ có thể dùng khăn ấm lau sạch mồ hôi, bụi bẩn trên cơ thể trẻ. Những  ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.

Nhiệt độ nước tắm ba mẹ cũng nên lưu ý. Khi nước tắm quá nóng sẽ làm da trẻ bị mất nước dẫn đến khô nhiều hơn. Ba mẹ hãy đảm bảo nước tắm ở mức ấm vừa để tắm cho bé.

Thời gian tắm cho trẻ cũng không nên quá lâu. Vì càng ngâm trong nước lâu da sẽ nhăn nheo mất nước nhiều. Thời gian tắm hợp lý cho trẻ sơ sinh bị khô da là từ 10 đến 15 phút các mẹ nhé.

       Không nên cho trẻ nằm phòng máy lạnh quá lâu

Việc sử dụng máy lạnh thường xuyên khiến không khí lạnh làm khô da ở  trẻ sơ sinh bị mất nước dẫn đến khô. Nên thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi không nên ở suốt trong phòng máy lạnh.

Hạn chế việc trẻ nằm điều hoà, máy lạnh quá lâu

Ba mẹ nên tắt máy lạnh và mở cửa cho không khí bên ngoài vào phòng tạo không khí thoáng mát. Khi ở phòng máy lạnh ba mẹ nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm hay đơn giản đặt một chậu nước gần máy lạnh để làm tăng độ ẩm trong không khí tốt cho đường thở và da của con.

       Dưỡng da cho trẻ sơ sinh

Vào mùa đông thì tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da xảy ra rất nhiều. Ba mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dầu dưỡng, kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh để mát xa cho trẻ giúp da được dưỡng ẩm mềm mại hơn.

Hãy sử dụng KemBebi chống nẻ cho bé mỗi ngày

Ba mẹ có thể dùng dầu dừa, dầu oliu để mát xa giữ ẩm cho trẻ. Hoặc ba mẹ có thể cho thêm vài giọt dầu dừa, dầu oliu hoà cùng với xà bông tắm để tăng độ ẩm cho da. Nên lựa chọn loại sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh để làn da mỏng manh của trẻ không bị kích ứng quá nhiều.

Kem bôi da đa năng Bebi thành phần từ chiết xuất cây thông, Kẽm oxyd, Cúc La Mã giúp làm dịu da, tái tạo tế bào mới, dưỡng ẩm và làm mềm, giảm tình trạng khô nẻ. Hiện nay, kem Bebi đang được rất nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khô da mẹ cần đưa đi bác sĩ

Da trẻ sơ sinh bị khô bình thường thì không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc ở trên. Tuy nhiên nếu da xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu nẻ da của bé để cải thiện kịp thời
  • Da khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu da bé bị chàm bội nhiễm.
  • Sẽ có một vài chứng khô da có thể chuyển thành bệnh vảy cá, biểu hiện là những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời để da bé không bị nặng hơn.
  • Khi da bé xuất hiện mủ vàng, sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức cũng nên thực hiện mang trẻ nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Khô da trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp, ba mẹ cần biết đến những điều nên và không nên, các biện pháp hỗ trợ giúp da trẻ mềm, mịn, bớt khô hơn và không mắc những vấn đề về da. Nhiều mẹ thường nhầm nẻ da ở trẻ với chàm sữa, các mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về khô da ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline miễn cước 1800 9229 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn và giải đáp nhanh nhất. 

Bài viết Nẻ da ở trẻ sơ sinh? Mẹ ơi! Đừng quá lo lắng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bebi Care.

]]>
https://bebicare.vn/bi-quyet-nuoi-day-tre/ne-da-o-tre-so-sinh-me-oi-dung-qua-lo-lang.html/feed 0